Xử lý vết nứt sàn (nền) bê tông
XỬ LÝ VẾT NỨT SÀN (NỀN) BÊ TÔNG
I/ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY NỨT NỀN BÊ TÔNG:
– Vết nứt trong kết cấu Bê tông cốt thép do nhiều nguyên nhân, như: do tác động của lực, do ứng suất nhiệt hoặc do ứng suất co ngót. Mặc dù các đơn vị thi công sàn bê tông đã áp dụng nhiều biện pháp bảo dưỡng, dưỡng hộ trong và sau khi vừa thi công, tuy nhiên không thể tránh khỏi hiện tượng này. Chính điều đó gây tâm lý không an tâm cho chủ đầu tư và đối với những người không am hiểu về nguyên nhân gây ra vết nứt này.
II/ XỬ LÝ VẾT NỨT NỀN BÊ TÔNG:
– Để xử lý vết nứt bê tông đạt hiệu qủa tốt, trước khi thi công cần khảo sát thực tế đánh giá hiện trạng từ đó đưa ra giải pháp để sửa chữa và khắc phục vết nứt sàn bê tông. Việc xử lý cần vết nứt cần xem xét các yêu tố như: bề rộng, độ sau vết nứt, thiết bị và loại keo Epoxy thi công. Thông thường vết nứt được phân loại như sau:
1/ Theo nguyên nhân gây ra vết nứt nền Bê tông:
– Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.
– Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.
– Vết nứt do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do nhiệt ẩm.
– Vết nứt hình thành do cốt thép bị ôxy hóa và bị ăn mòn.
2/ Theo mức độ nguy hiểm vết nứt nền Bê tông:
– Vết nứt hình thành chứng tỏ tình trạng báo động của kết cấu bê tông (cần gia cố kết cấu bê tông trước).
– Vết nứt làm tăng khả năng thấm nước của bê tông (thường ở tường tầng hầm, v.v…)
– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.
– Vết nứt thường, vết nứt này không gây nguy hiểm cho kết cấu. Bề rộng “vết nứt thường” không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
III/ PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VẾT NỨT NỀN BÊ TÔNG: Phương pháp sửa chữa vết nứt nền Bê tông thường có 3 loại phương pháp sau:
– Xử lý bằng xy lanh – Dùng cho bê tông có độ dày =<30 cm
– Xử ly bằng máy bơm áp lực – Dùng cho bê tông có độ dày >30 cm
– Xử lý cắt bề mặt bê tông theo “hình chữ V” – dùng cho vết nứt rạn bề mặt.
* Phương pháp sửa chữa vết nứt bê tông tiên tiến hiện nay là bơm keo Epoxy như: SL-1400; Sika – 752; E-500; hoặc E-206 vào trong vết nứt. Ưu điểm các loại Epoxy này đều có độ nhớt thấp nên dễ thẩm tháu sâu vào bên trong vết nứt và có tác dụngtăng cường khả năng chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn, gia cố kết cấu bê tông, và ngăn chặn sự rò rỉ nước. Tại những vị trí đã xử lý chất lượng bê tông tốt hơn ở những chỗ khác.
Phương pháp 1: Phương pháp xử lý hết thấm hiệu quả tiết kiệm khi sàn mái bê tông bị nứt
Bước 1: Xác định vị trí vết nứt sàn mái bê tông bị nứt. Có thể dùng quả rọi định vị vết nứt từ dưới sàn, sau đó dựa vào kích thước đo đạc để xác định vị trí vết nứt tên mái.
Bước 2: Sau khi định vị xác định vị trí vết nứt chính xác, tiến hành đục gạch tại vị trí vết nứt, khi đã tìm thấy vết nứt đục đến khi nào vết thúc kết thúc mới dừng lại.
Bước 3: Sử dụng máy mài, cắt bê tông bằng tay mài sạch sẽ cho đến khi vết nứt hiện ra rõ ràng hơn.
Bước 4: Dùng máy cắt cầm tay cắt mở rộng vết nứt ra 2 bên “hình chữ V” với chiều sâu khoảng 2 đến 3 cm.
Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ vết nứt sau khi cắt.
Bước 6: Sử dụng hồ dầu kết nối (gồm xi măng trộn với nước và phụ gia Latex) tưới lên bề mặt vết nứt. Sau đó tiến hành đổ vữa Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái.
Bước 7: Sau khi vữa Grout khô hoàn toàn, tiến hành quét phụ gia chống thấm “Masterseal-540” lên vết nứt. Đồng thời rải lưới thủy tinh gia cường lên ngay khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.
Bước 8: Sau khi lớp “Masterseal – 540” khô tại quét thêm 1 hoặc 2 lớp nữa. Đợi khô hoàn toàn tiến hành láng vữa chống thấm “Sika Latex” kết hợp với “Waterseal DPC” và lát lại gạch.
Bước 9: Ngân thử nước và nghiệm thu, bàn giao công trình.
Phương pháp 2: Phương pháp xử lý vết bê tông bằng cách bơm keo Epoxy “Sikadur 752
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, máy móc, vật tư – nguyên phụ liệu.
Bước 2: vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết nứt, trám toàn bộ vết nứt bằng “Sikadur 731 hoặc loại khác tương tự như Matic để bịt kín vết nứt.
Bước 3: Khoan lỗ cách vết nứt từ 5 ÷ 10mm, xiên 45º, sâu khoảng 20 ÷ 25 cm, sau đó thổi bụi và đưa kim bơm vào lỗ khoan.
Bước 4: Dùng máy bơm áp lực bơm keo “Sikadur 752” vào lỗ khoan.
Bước 5: Sau khi bơm keo đầy vào lỗ khoan tiến hành rút kim, trám vá lại lỗ khoan. Đợi đến 12 ngày tiến hành khoan rút lõi lấy mẫu đem đi thử nghiệm cường độ.
Bước 6: Tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình.
* Liên hệ:
– Địa chỉ: TK19/8 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
– Điện thoại: (028) 38.37.3339 – Hotline: 0939.86.3339 (Mr Minh)